Vải kháng khuẩn là gì? Ứng dụng của vải kháng khuẩn?

Vải kháng khuẩn là gì? Ứng dụng của vải kháng khuẩn?
Ngày đăng: 24/10/2022 09:25 AM

    Vải kháng khuẩn là gì? Sự khác nhau giữa vải kháng khuẩn và vải thông thường? Khăn Ướt Nam Lợi mời bạn tham khảo bài viết sau để có câu trả lời nhé!

     

    Ngày nay vải kháng khuẩn ngày càng được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực. Loại vải này có nhiều ưu điểm nổi trội, giúp bảo vệ sức khỏe cho con người. Vải kháng khuẩn cũng đa dạng và phong phú như vải thông thường, tuy nhiên mỗi loại sẽ có từng đặc điểm riêng. Để nhận biết được đâu là vải kháng khuẩn, thì cần phải biết vải kháng khuẩn là gì. Hãy cùng Khăn Ướt Nam Lợi  tìm hiểu thêm thông tin tại nội dung dưới đây nhé!

     

    1. Vải kháng khuẩn là gì?

    vai khang khuan la gi?

     

    Vải kháng khuẩn là loại vải đã trải qua quá trình xử lý hoạt chất để có thể hạn chế quá trình xâm nhập của virus, vi khuẩn. Giúp bảo vệ sức khỏe của con người, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng.

     

    Ngoài ra, vải kháng khuẩn cũng được sử dụng bảo vệ con người trước những làn khói, bụi bẩn. Những vật dụng được tạo ra từ chất liệu này sẽ hạn chế bị ẩm mốc và sinh ra nhiều mùi hôi khó chịu. Đây cũng là lý do mà các loại vật dụng này có độ bền cao và được nhiều người lựa chọn hơn. 

     

    2. Các loại vải kháng khuẩn

    Vải kháng khuẩn được dệt từ nhiều loại chất liệu khác nhau, tuy nhiên loại vải này vẫn được phân loại theo ba loại sau:

     

    Vải dệt kim kháng khuẩn

    Vải dệt kim được tạo ra bằng sự liên kết giữa các vòng sợi. Trong giai đoạn sản xuất, các chất phụ gia được thêm vào để làm mềm vải, các chất kháng khuẩn cũng được sử dụng ngay lúc này để được giữ chặt bên trong từng sợi vải.

     

    Vải không dệt kháng khuẩn

    Vải không dệt kháng khuẩn có bề mặt xơ, được tạo ra bằng phương pháp nhiệt học và ma sát để các sợi xơ được kết dính lại với nhau một cách ngẫu nhiên. Quy trình sản xuất đơn giản nên vải không dệt kháng khuẩn có mức giá rẻ hơn nhiều so với vải dệt kim kháng khuẩn.

     

    Có hai cách kéo sợi cơ bản là kỹ thuật kéo sợi nóng chảy và kỹ thuật thổi chảy. Với 2 kỹ thuật này nhựa polyme đều được làm nóng chảy bởi nhiệt độ cao. Điểm khác biệt là kỹ thuật thổi chảy sẽ cho lớp xơ mảnh hơn kỹ thuật còn lại do bước cuối cùng được thực hiện khác nhau. 

     

    Khi được sử dụng để làm vải kháng khuẩn, các lớp đệm xơ này thường ghép từ 3 lớp đến 5 lớp. Lớp đệm dày sẽ nằm ngoài cùng giúp cản lại được những không khí bẩn. Còn bên trong sẽ là lớp đệm mỏng Melt blown giúp cho da người sử dụng thoàng khí hơn. 

     

    Vải được tạo ra càng nhiều lớp, thì khả năng kháng khuẩn sẽ càng cao và ngược lại. 

     

    Vải dệt thoi kháng khuẩn

    Vải dệt thoi là tên gọi chỉ chung cho các loại vải được dệt trên khung. Khung dệt có thể thực hiện thủ công hoặc khung dệt công nghiệp. Vải có sự liên kết giữa các sợi ngang và sợi dọc và được đan xen hai hoặc nhiều sợi ở các góc vuông với nhau.

     

    Mặc dù các sợi được liên kết chặt chẽ nhưng vẫn sẽ xuất hiện khe hở làm cho các hạt bụi li ti vào bên trong và vi khuẩn xâm nhập. Vậy nên, nhà sản xuất đã sử dụng các chất kháng khuẩn ion kim loại để tạo nên vải dệt thoi kháng khuẩn giúp chất liệu giảm được mùi hôi ẩm khó chịu. 

    Đáp ứng được đặc điểm đó các chất liệu dệt thoi kháng khuẩn thường được sử dụng trong y tế và là chất liệu chính để may chăn ga gối cho bệnh nhân.

     

    3. Tiêu chuẩn thử nghiệm vải kháng khuẩn

    tieu chuan thu nghiem vai khang khuan

     

    Để sản xuất được vải kháng khuẩn, chất liệu phải được tuân thủ theo tiêu chuẩn sau đây

    • BS EN ISO 20743:2007: tiêu chuẩn đánh giá khả năng kháng khuẩn cho vải dệt và vải không dệt. Ngoài ra tiêu chuẩn này còn áp dụng cho nhiều đồ dùng khác làm từ vải. Các phương pháp được thử nghiệm là: Phương pháp hấp thụ, phương pháp cấy truyền và phương pháp in.
    • BS EN ISO 20645:2004: Đây là phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn của sản phẩm dệt, được thực hiện bằng cách so sánh nồng độ của vải với tiêu chuẩn.
    • AATCC TM100: Đây là tiêu chuẩn độ chính xác cao nhất và được ứng dụng phổ biến bởi đây là một tiêu chuẩn ít gây ra các tác động xấu cho môi trường.
       

    4. Sự khác nhau giữa vải kháng khuẩn và vải thường

     

    Đối loại vải thông thường bị mồ hôi, hay không khí ẩm tác động vào dẫn đến tình trạng xỉn màu, xuất hiện các đốm mốc trên bề mặt. Với vải kháng khuẩn đã được xử lý hoạt chất nên sẽ giúp cho chất liệu không bị ẩm mốc, ố màu. 

    Trong quá trình sản xuất, vải kháng khuẩn phải trải qua nhiều công đoạn hơn nên sẽ có mức giá cao hơn vải thông thường. 

     

    5. Đặc điểm vải kháng khuẩn

    Với những đặc điểm và thành phần cấu tạo nổi trội đã mang đến cho vải kháng khuẩn những ưu điểm sau:

    • Bảo vệ sức khỏe con người.
    • Độ bền cao, đảm bảo được tính thẩm mỹ.
    • Có khả năng chống thấm nước tốt. 
    • Dễ dàng trong việc bảo quản và vệ sinh giúp tiết kiệm thời gian hơn. 
    • An toàn cho da và có thể sử dụng được cho mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm.

    Nhược điểm của vải kháng khuẩn

     

    Tuy vải kháng khuẩn có thể phân hủy nhưng quá trình này diễn ra rất chậm và cần có sự tác động của con người. Bên cạnh đó khi gặp nước, vải kháng khuẩn dễ bị bết dính vào da khiến cho người sử dụng cảm thấy không thoải mái và bị khó thở. Ngoài ra vải kháng khuẩn còn có hạn chế là khả năng kháng khuẩn giảm dần theo thời gian và sau nhiều lần giặt thì sẽ biến mất.

     

    6. Ứng dụng vải kháng khuẩn

    ung dung vai khang khuan

     

    Vải kháng khuẩn có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong ngành y tế và để bảo vệ sức khỏe cho con người. Cụ thể:

    May đồ gia dụng

    Sản phẩm được làm từ chất liệu này có thể kể tên như khăn tắm, rèm cửa, chăn ga gối,… Khi dùng vải kháng khuẩn để may đồ gia dụng sẽ giúp ngăn chặn tuyến mồ hôi và các virus. 

    Tuy nhiên, giá thành của chất lượng này khá cao nên thường được sử dụng để may quần áo, mũ phẫu thuật trong bệnh viện.

    Phục vụ quân đội

    Chất liệu được sử dụng để may đồng phục cho quân đội, sản xuất các loại lều, thảm và nhiều vật dụng tư trang khác để đảm bảo sức khỏe cho lực lượng chiến sỹ. 

    Sản xuất may mặc, phụ kiện

    Do có tính kháng khuẩn cao nên mẫu vải này đặc biệt được may làm quần áo trẻ em. Vì da em bé mẫn cảm với bụi bẩn và vi khuẩn có trong không khí nên sử dụng chất liệu này để may đồ là rất thích hợp.

    Sử dụng trong y tế

    Trong lĩnh vực y tế, vải không dệt được thường được sử dụng với số lượng lớn. Bạn có thể dễ dàng thấy sản phẩm may từ vải này trong bệnh viện: áo phẫu thuật, áo blouse dành cho bác sĩ hoặc phổ biến hơn là những chiếc khẩu trang ta sử dụng mỗi ngày.

    Sau khi sử dụng, các vật dụng làm từ vải kháng khuẩn thường xuyên tiếp xúc với da người dễ bị phân hủy.Vì có đặc điểm nổi trội này, vải không dệt đang được ứng dụng phổ biến rộng rãi trên thị trường. 

     

    7. Địa chỉ cung cấp vải kháng khuẩn uy tín

    Khăn Ướt Nam Lợi là đơn vị chuyên cung cấp và phân phối vải kháng khuẩn tốt hiện nay mà bạn có thể tin tưởng. Bạn sẽ nhận được những lợi ích sau khi đến với chúng tôi:

    • Cung cấp đa dạng sản phẩm để bạn dễ dàng lựa chọn;
    • Giá cả cạnh tranh nhất thị trường;
    • Chất lượng đạt tiêu chuẩn, an toàn với người tiêu dùng;
    • Luôn có sẵn số lượng lớn tại cửa hàng nên có thể đáp ứng được yêu cầu mua sỉ của khách hàng.

    Qua bài viết trên hy vọng bạn đã hiểu rõ vải kháng khuẩn là gì và sự khác biệt so với loại vải thông thường. Hãy liên hệ đến số hotline 0979.099.152 của Khăn Ướt Nam Lợi nếu bạn đang cần địa chỉ uy tín phân phối sản phẩm này nhé!




     

     

     

    Zalo
    Zalo